Chứng khoán phái sinh là gì? Cần nắm vững những kiến thức nào để có thể trở thành nhà đầu cơ “lão luyện” trên thị trường hàng hóa phái sinh, khi đây được xem là công cụ tài chính giúp bảo vệ danh mục đầu tư của bạn hiệu quả.
Vì thế hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Sài Gòn Mêkong để có thêm thật nhiều kiến thức về chứng khoán phái sinh nhé!
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa hay các công cụ tài chính.
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán, chuyển giao tài sản cơ sở.Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.
Đặc điểm của chứng khoán phái sinh?
- Mỗi chứng khoán phái sinh được thành lập ít nhất một tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của phần tài sản đó.
- Chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
- Chứng khoán phái sinh chủ yếu là đầu tư vào sự biến động giá trị của tài sản chứ không phải là sự đầu tư vào một loại tài sản thực tế.
Các loại chứng khoán phái sinh
- Hợp đồng quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
- Hợp đồng tương lai: là dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung.
- Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.
- Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của một bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Tại thị trường Việt Nam hiện mới cho phép giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (Tài sản cơ sở là chỉ số VN30) và trái phiếu chính phủ (tài sản cơ sở là TPCP kỳ hạn 5 năm/kỳ hạn 10 năm).
Nắm được khái niệm chứng khoán phái sinh là gì và biết cách phân loại chứng khoán phái sinh là bạn đã có được kiến thức nền tảng để có thể tiến hành giao dịch. Bạn nên nhớ rằng, đây chỉ là những kiến thức nền để bạn vào thị trường đỡ bỡ ngỡ. Còn muốn trở thành nhà đầu tư thành công thì bạn còn phải học cách quản lý vốn và kiên trì với thị trường. Xem thêm một vài thông tin dưới đây về mua bán chứng khoán phái sinh nhé!
Một số quy định trong giao dịch hợp đồng tương lai
- Tài sản cơ sở: VN30-Index
- Quy mô hợp đồng: 100.000 VND x VN30-Index.
- Phương thức giao dịch: Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.
- Thời gian giao dịch: Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút (8h45), Đóng cửa: kết thúc cùng thị trường cơ sở (14h45)
- Biên độ dao động giá: ±7%.
- Đơn vị giao dịch: Một hợp đồng.
- Khối lượng giao dịch: Tối thiểu một hợp đồng
- Giới hạn lệnh: 500 hợp đồng/lệnh
- Ký quỹ: Để tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán có nghĩa vụ phải đặt cọc để đảm bảo thanh toán.
- Mã Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được quy ước là VN30FYYMM, bao gồm các thông tin về loại hợp đồng, năm và tháng đáo hạn hợp đồng.
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày nào?
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh. Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình.
Mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể. Vào ngày đó, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt.
Trước khi đáo hạn quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn. Lúc này, khách hàng có thể mua thêm hoặc bán đi các hợp đồng này cho đến ngày giao dịch cuối cùng. Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.
Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng. Trong đó, các tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.
Trên đây là tổng hợp các thông tin và chia sẻ để nhà đầu tư có thể hiểu rõ về chứng khoán phái sinh là gì? Tìm hiểu thêm thật nhiều kiến thức hay về đầu tư tại website của SGM nhé!