Nhiều nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu rõ đặc điểm và tính chất của ngày đáo hạn trong chứng khoán và đáo hạn phái sinh là gì? nên chưa nắm bắt được thời cơ tốt. Vì thế, bài viết này Sài Gòn Mêkong sẽ tổng hợp đáo hạn phái sinh cơ bản để các nhà đầu tư mới hiểu rõ và thu được lợi nhuận hấp dẫn từ phương án này.
Đáo hạn phái sinh là gì?
Đáo hạn phái sinh là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh như hợp đồng quyên chọn hay hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư phải suy xét và ra quyết định kỹ lưỡng với vị thế của mình trước hoặc trong ngày đáo hạn này.
Khi ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh đến nắm vị thế trong hợp đồng phái sinh có thể lựa chọn đóng vị thế sau đó ghi nhận lãi lỗ, thực hiện quyền theo hợp đồng hoặc cũng có thể để nguyên hợp đồng không giá trị đáo hạn.
Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển thành các tháng tiếp theo để giao dịch.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Tại Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa “ Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”
Chứng khoán phái sinh có giá trị gì?
Chứng khoán phái sinh có các giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là các công cụ tài chính hay hàng hóa.
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thảo luận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Thời điểm đáo hạn phái sinh
Mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều nêu cụ thể ngày đáo hạn. Vào ngày đáo hạn phái sinh, các giao dịch của hợp đồng sẽ ngừng lại và chuyển thành tiền mặt. Vậy là bạn đã hiểu rõ được phần nào về đáo hạn phái sinh là gì rồi đúng không? Tiếp theo cùng tìm hiểu cách tính ngày đáo hạn phái sinh nhé!
Cách tính ngày đáo hạn phái sinh
Thông thường vào ngày Thứ năm lần thứ 3 trong mỗi tháng quy định là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ.
Các loại chứng khoán phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định ở hiện tại.
Hợp đồng tương lai: được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán dưới dạng hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng tương lai (chỉ số cổ phiếu VN30 và HNX30) là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam
Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp động này có quyền mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm trong tương lai theo mức giá được xác định trước
Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng cần ghi rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán.
Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng đến thị trường không?
Có. Vì thị trường luôn biến động mạnh trước ngày đáo hạn phái sinh. Thời điểm đáo hạn phái sinh là lúc các nhà đầu tư thể hiện vị thế của mình, với lợi thế giao dịch 2 chiều v nên được nhiều người lựa chọn đầu tư. Và vì sự biến động đột ngột của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở nữa. Thống kê từ năm 2017 cho đến nay, các phiên ATC đều tăng giảm đột ngột trước ATC, đa phần là giảm chứ ít khi tăng, giá các mã luôn chênh lệch trước phiên ATC.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi biến động và đưa ra dự báo thị trường. Trong thời điểm đáo hạn, thị trường có xu hướng bán mạnh vì khối tự doanh công ty chứng khoán nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Qua điều này, ta có thể nhận thấy chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với các tổ chức hơn là cá nhân đơn lẻ.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp các nhà đầu tư mới phần nào hiểu và nắm rõ được đáo hạn phái sinh là gì? Và ngày đáo hạn. Từ đó giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc đầu tư của mình.