Mặc dù có vẻ như các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang là yếu tố dẫn dắt giá dầu, tuy nhiên thực chất rủi ro lớn nhất đe dọa nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới là tình hình tại Trung Quốc.
Bất chấp Trung Quốc đã đề ra một loạt chính sách để hỗ trợ thị trường, như việc cắt các lãi suất hoặc gói hỗ trợ trị giá 1000 tỷ nhân dân tệ (136 tỷ USD) vào cuối tháng 8, cắt giảm 10 điểm cơ bản cho lãi suất cho vay
1 năm (1y MLF), 15 điểm phần trăm cho Lãi suất cho vay 5 năm (5y LPR) tuy nhiên các biện pháp này sẽ không mang lại nhiều kết quả, một khi nước này vẫn còn duy trì chính sách Zero-Covid.
Khó khăn chồng chất, kinh tế Trung Quốc khó phục hồi
Việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu khiến cho tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc đạt gần 340%, trong khi đó, với các doanh nghiệp phi tài chính, con số này lên đến 157%. Tỷ lệ nợ cao kết hợp với thời gian
đáo hạn trái phiếu đang đến rất gần khiến cho rủi ro nợ của Trung Quốc gia tăng.
Bên cạnh đó, một vấn đề lớn hiện tại là ngành bất động sản, một trong các động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khởi đầu từ ảnh hưởng của Evergrande, đến nay,
thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi. Tại thị trường Trung Quốc, người mua vay tiền ngân hàng để trả trước cho các công ty xây dựng, như vậy họ vừa phải trả tiền cho căn nhà mình đang sống, lẫn tiền vay
ngân hàng, trong khi có rủi ro không nhận được nhà đúng hạn. Theo Economist, chỉ 60% số nhà bán trước giai đoạn 2013-2020 được giao cho người mua. Điều này đã gây ra tâm lý lo ngại đối với người dân, khiến một số bộ phận ngừng chi trả khoản vay trả góp. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 2% tổng khoản vay thế chấp, tuy nhiên cho thấy rủi ro về lòng tin, đặc biệt khi bất động sản chiếm tỷ lệ 70% tài sản hộ gia đình,
30-40% nợ ngân hàng, trong khi tiền thu bán đất chiếm 30-40% doanh thu cho chính quyền địa phương. Các dự án mới khởi công trong tháng 7 giảm 45% so với một năm trước, giá trị bán nhà mới giảm 29% và đầu
tư bất động sản giảm 12%.
Xu hướng sụt giảm xuất khẩu trong tương lai được thể hiện qua Số đơn xuất khẩu mới hàng tháng liên tục ở dưới 50, cho thấy sự thu hẹp và giảm sút trong các đơn đặt hàng, bất chấp hàng năm, ở thời điểm hiện tại,
các đối tác lớn như châu Âu và Mỹ thường tích cực tăng mua hàng để chuẩn bị cho các đợt lễ cuối năm. Các nhà máy, cảng biển liên tiếp đóng cửa kết khiến cho khách hàng truyền thống không còn quá tin tưởng
vào khả năng cung ứng của Trung Quốc như trước
Tác động đến thị trường dầu
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ giảm 420,000 thùng / ngày, tương đương 2.7%, trong năm 2022, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài từ 1990. Giao thông sụt giảm trong khi
các hoạt động sản xuất suy yếu khiến cho nhu cầu năng lượng giảm sút, mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn được kỳ vọng ở mức xấp xỉ gần 3%.
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 8/2022 đạt 9.83 triệu thùng/ngày, tăng 8% so với tháng 8 nhưng vẫn thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu nhiên liệu tăng 17%, mức cao nhất
kể từ tháng 6/2021. Trung Quốc đang nỗ lực sản xuất nhiên liệu để tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên, nhu cầu trong nước vẫn còn yếu do các lệnh phong tỏa. Mới đây nhất, thành phố sản xuất lớn phía
Nam. Quảng Châu đã bị đặt dưới các hạn chế để kiểm soát Covid-19. Các thông tin xuất nhập khẩu mới cho thấy khiến giá các mặt hàng như xăng, nhiên liệu chưng cất trong khu vực, đặc biệt tại châu Á giảm, tuy nhiên giá dầu thô sẽ không được nhiều hỗ trợ do các nhà sản xuất đang tận dụng dầu từ kho chứa.
Sự trợ giúp đến cho thị trường chỉ có thể xuất hiện nếu Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt Zero-Covid trên diện rộng. Sự gỡ bỏ phong tỏa 1 vài thành phố lớn sẽ không tạo ra quá nhiều ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị
trường. Lấy ví dụ phiên giao dịch 19/9, mặc dù thị trường mở cửa trong sắc xanh với thông tin Thành Đô mở cửa, tuy nhiên trong phiên giá vẫn có lúc giá WTI và Brent giảm đến 4 USD/thùng. Trong khi đó phiên giao dịch hôm qua 24/10, sau kỳ đại hội đảng, Bí thư Thượng Hải, người đã đóng cửa thành phố trong gần 2 tháng để kiểm soát dịch được cho là sẽ kế nhiệm chức vụ Thủ tướng, giá chịu áp lực lớn. Sự thành công của chính sách Zero-Covid trong 3 năm qua tự bản thân nó khiến cho việc chấm dứt chính sách trở nên vô cùng khó khăn. Việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, phong tỏa, nếu dẫn đễn số ca nhiễm tăng vọt, sẽ phủ nhận toàn bộ thành công của chính sách trong suốt giai đoạn vừa qua, sau khi đã hy sinh đáng kể các lợi ích kinh tế. Theo phân tích của Ngân hàng Pháp Natixis, chính sách Zero Covid sẽ đẩy lùi 1.6-2% tăng trường GDP Trung Quốc trong năm 2022.