Dầu thô Brent (Brent Crude Oil) là loại dầu thô được khai thác ở các mỏ ở Biển Bắc. Dầu Brent là loại dầu phù hợp để tinh chế dầu diesel, xăng và dầu nhiên liệu chưng cất.
Dầu thô WTI (WTI Crude Oil) và dầu thô Brent (Brent Crude Oil) đã được giao dịch hợp pháp và chính thức tại Việt Nam thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV). Liên hệ với chúng tôi để giao dịch ngay.
Dầu thô WTI (WTI Crude Oil) và dầu thô Brent (Brent Crude Oil) khác nhau ở điểm nào?
Dầu WTI | Dầu Brent | |
Vị trí khai thác | Phía Tây Texas, Mỹ | Vùng Biển Bắc |
Hàm lượng lưu huỳnh (càng ít càng nhẹ) | 0.24% | 0.37% |
Phương thức vận chuyển | Đường ống | Đường thủy |
Chi phí vận chuyển | Cao | Thấp hơn |
Sở Giao Dịch | Sở giao dịch hàng hóa New York (NYMEX)
ở Mỹ |
Sở giao dịch hàng hóa Liên Lục Địa (ICE)
ở Luân Đôn |
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
Sản lượng và giá dầu thô trên thế giới chịu tác động lớn từ một nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ có tên là OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries). OPEC khai thác khoảng 40% tổng sản lượng dầu và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới. Ngoài OPEC ra, Nga và Mỹ cũng là những nước có sức ảnh hưởng đối với thị trường dầu mỏ thế giới.
Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới với 297.570 triệu thùng, tiếp đến là Ả Rập Xê Út với 267.910 triệu thùng.
Không chỉ là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, Saudi Arabia còn là nước sản xuất dầu lớn thứ nhì.
Nga là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới không nằm trong OPEC, với mức xuất khẩu hơn 5,1 triệu thùng/ngày – theo dữ liệu gần đây nhất của World Factbook.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
- Sự kiểm soát giá của các quốc gia và tổ chức xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới
Mỹ, Nga, EU và OPEC luôn không chế giá dầu sao cho có lợi cho quốc gia hoặc cho các thành viên của mình nhất.
Vì Mỹ là nước đứng đầu về khai thác và chế biến dầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là một tổ chức đa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới.
- Cung cầu thị trường dầu trên thế giới
Sự khác biệt giữa cung và cầu dẫn đến tăng hoặc giảm mức tồn kho. Trong trường hợp này có thể áp dụng nguyên tắc thị trường cơ bản: Giá sẽ ở mức thấp khi có một lượng hàng hóa lớn trên thị trường. Tuy nhiên, nếu xảy ra sự thiếu hụt hàng hóa, giá có thể sẽ tăng cao.
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ,các quốc gia Trung Đông, Châu Á, và châu Phi là nhân tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu, khiến giá dầu ngày càng có xu hướng tăng cao.
- Báo cáo và thông tin của các tổ chức lớn
Viện Dầu Khí Mỹ (API –American Petroleum Institute) báo cáo mức độ tồn trữ dầu thô, xăng dầu cùng trữ lượng chưng cất của Mỹ lúc 21:30 (giờ Việt Nam). Bạn có thể xem lịch báo cáo trên investing tại đây.
Nguồn: https://vn.investing.com/economic-calendar/api-weekly-crude-stock-656
Dự Trữ Dầu Thô của Cơ Quan Quản Lý Thông Tin Năng Lượng (EIA) đo lường sự thay đổi hàng tuần trong số thùng dầu thô thương mại được nắm giữ bởi các công ty Mỹ. Mức độ dự trữ ảnh hưởng tới giá sản phẩm dầu mỏ, điều này có thể có tác động lên lạm phát. Báo cáo được công bố lúc 15:30 thứ tư hàng tuần (giờ Việt Nam). Bạn có thể xem lịch báo cáo trên investing tại đây.
Nguồn: https://vn.investing.com/economic-calendar/eia-crude-oil-inventories-75
Ủy ban thương mại hàng hóa tương lai sẽ xuất bản Báo cáo COT (Commitment of Traders) vào khoảng 2:30 sáng theo giờ Việt Nam. Các nhà đầu tư và người tham gia thị trường với hợp đồng tương lai sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về số lượng vị thế của họ trên thị trường dầu thô và các hàng hóa khác. Báo cáo sẽ được công bố vào khoảng 2:30 sáng theo giờ Việt Nam. Bạn có thể xem báo cáo ở đây
Nguồn: https://www.cftc.gov/MarketReports/CommitmentsofTraders/index.htm
Bảng cân đối kế toán – đây chủ yếu là các báo cáo của OPEC, IEA, EIA và cả những người tham gia tư nhân. Các báo cáo trên được phát hành hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm và cho thấy cung và cầu đã thay đổi như thế nào. Các báo cáo này cũng cho thấy dự báo cho các giai đoạn trong tương lai.
- Các cuộc khủng hoảng, chiến tranh vùng Trung Đông
Chính các cuộc khủng hoảng, chiến tranh tại Trung Đông (Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến tranh Iran và Iraq) ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cung cấp ảnh hưởng đến cung cầu thị trường dầu thô thế giới.
- Sức mạnh của đồng đô la Mỹ
Giá dầu thô luôn có mối liên hệ chặt chẽ với đô la Mỹ, việc giao hàng và định giá đều được tính bằng đô la Mỹ, do đó chỉ số đô la Mỹ (USD Index) cũng sẽ có tác động đến giá dầu thô. Thay đổi giá dầu và thay đổi chỉ số đô la Mỹ có mối quan hệ tương quan nhất định.
Từ khi dầu mỏ được định giá bằng đồng USD, một sự yếu đi của đồng tiền này có thể bắt buộc những nhà xuất khẩu dầu mỏ tăng giá sản phẩm của họ, nhằm thu lại giá trị mất đi do đồng USD mất giá khi xuất khẩu dầu. Như một hệ quả tất yếu, giá dầu được cho là giảm khi chỉ số đồng đô la Mỹ trong xu thế tăng.
- Các cuộc khủng khoảng tài chính
Giá dầu thô dần chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tài chính. Giá dầu thường tăng lên khi thị trường chứng khoán tăng điểm. Nền kinh tế trì trệ cũng làm ảnh hưởng đến việc đi lại dẫn đến giá dầu cũng có nhiều biến chuyển.
Sự đổ vỡ tín dụng lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng. Sau khủng hoảng, một lượng vốn lớn lại rút khỏi thị trường dầu thô khiến giá dầu sụt giảm nghiêm trọng. Đến 12/2/2009 WTI xuống mức thấp nhất, còn 33,98 $/thùng.
- Chính trị
Các lệnh cấm vận của các quốc gia trên thế giới ảnh hưởng rất nhiều đến giá của mặt hàng này. Lệnh cấm vận của Mỹ và EU đánh vào ngành công nghiệp dầu mỏ Iran là nguyên nhân khiến nguồn cung bị sụt giảm; các nước thành viên OPEC chưa đủ thời gian để bù đắp lượng thiếu hụt dầu mỏ của Iran và Lybia sang các nước là một ví dụ cụ thể.
- Các nhân tố tự nhiên
Công dụng của dầu thường để sưởi ấm nên sẽ được dùng nhiều vào mùa đông. Mùa hè cũng được dùng nhiều vì du lịch và di chuyển nhiều. Bão, động đất, sóng thần và sự cản trở nguồn nguyên liệu cho quá trình lọc dầu và công suất lọc dầu cũng ảnh hưởng đáng kể trong sự biến động của giá dầu.
- Tâm lý của các nhà đầu tư giao dịch dầu thô
Tâm lý lo lắng về sự bất ổn của giá dầu trên toàn cầu được xem là nguyên nhân lớn nhất làm phát sinh thêm chi phí, gây sức ép tăng giá của dầu mỏ.Chính sự đầu cơ, tích trữ dầu thô của các tổ chức và cá nhân đã thổi bùng bong bóng giá dầu tăng mạnh trong năm 2008.
- Các yếu tố khác
Cả đại dịch COVID–19 cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia đều góp phần đẩy giá hợp đồng tương lai của dầu thô xuống mức âm chưa từng có trong lịch sử.
Tóm lại, để đầu tư dầu thô, các nhà đầu tư nên xem xét các tin tức, báo cáo cũng như tình hình kinh tế trên thế giới. Dầu thô WTI (WTI Crude Oil) và dầu thô Brent (Brent Crude Oil) luôn là các sản phẩm đầu tư được nhiều người ưa chuộng bời tính thanh khoản và khả năng sinh lời cao của nó.