GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Dầu cọ là một loại dầu thực vật có thể ăn được, được sản xuất từ bột giấy màu đỏ của quả cọ. Đây là loại quả mọc trên cây cọ dầu, có nguồn gốc từ Tây Phi.
Dầu cọ được dùng với rất nhiều công dụng từ việc làm kem, bánh quy đến sản xuất nến, thuốc diệt khẩu. Ngoài ra, dầu cọ được dùng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học,…
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN TOÀN CẦU
Dầu cọ thô được sản xuất, khai thác chủ yếu bởi các nước: Indonesia và Malaysia, thị phần sản xuất của cả 2 nước này gộp lại lên đến hơn 80% sản lượng của toàn thế giới.
Đương nhiên Indonesia và Malaysia cũng là 2 nước giữ tốp đầu xuất khẩu Dầu cọ.
Các nước nhập khẩu dầu cọ thô trên thế giới chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm đến gần 40% thị phần nhập khẩu dầu cọ toàn thế giới.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ DẦU CỌ
Sự kiện thời tiết: Nguồn cung dầu cọ tập trung ở một số nước cho thấy thời tiết tại các nơi trồng dầu cọ chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến giá của dầu cọ thông qua tác động đến sản lượng thu hoạch.Khí hậu nhiệt đới tại Indonesia và Malaysia dễ bị mưa lớn và lũ lụt, do đó, có thể ảnh hưởng đến việc thu hoạch dầu cọ.
Các sản phẩm dầu thực vật thay thế khác: Dầu cọ bị cạnh tranh nhiều bởi một số loại dầu thực vật khác như dầu đậu tương, dầu hạt cảu dầu, dầu hướng dương. Nhu cầu sử dụng dầu thực vật dao động chủ yếu dựa trên giá các loại dầu thực vật trên thị trường.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học: Dầu cọ là một nhiên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học, do đó, nếu nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu cọ.
Cung cầu hàng hóa trên thị trường: Các yếu tố về chính sách ở các nước sản xuất và xuất khẩu lớn như Indonesia và Malaysia và các nước nhập khẩu lớn như Ấn Độ sẽ làm giá của mặt hàng này thay đổi nhiều.