Đậu tương (hay còn gọi là đỗ tương, đậu nành) là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới vì đây là nguồn thức ăn lớn nhất cho cho người và gia súc.
Phần lớn đậu tương được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật và bột đậu nành. Từ hai sản phẩm này, đậu tương được chế biến thành bơ thực vật và mayonnaise, sản xuất bánh mì, bánh quy, làm nhiên liệu sinh học diesel,.. Ngoài ra, đậu tương còn được đưa vào sản xuất trong việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ván dăm, ván ép và các sản phẩm gỗ, dung môi, chất bơi trơn cho công nghiệp…
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Hợp đồng kỳ hạn đậu tương (Mã hàng hóa: ZSE) bắt đầu giao dịch tại sàn CBOT năm 1932. Sau đó, hợp đồng tương lai dầu đậu tương được giao dịch năm 1946 và hợp đồng tương lai bột đậu tương được giao dịch năm 1947.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT & TIÊU THỤ ĐẬU TƯƠNG TRÊN TOÀN CẦU
Mùa vụ gieo trồng và thu hoạch đậu tương ở một số nước trên thế giới như sau:
Nguồn sản xuất lớn cung cấp hơn 80% nguồn cung của thế giới phụ thuộc vào 3 nước Mỹ, Brazil và Argentina. Chính sự biến động cung của ba ông lớn này sẽ làm giá đậu tương biến động lớn trên thị trường hàng hóa thế giới.
Bên cạnh đó, những nước nhập khẩu đậu tương nhiều trên thế giới phải kể đến Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ai Cập, Nhật Bản… Trong đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương có tỷ trọng lớn nhất thế giới.
Qua phân tích có thể thấy, đậu tương là loại ngũ cốc phổ biến thứ hai sau ngô. Do đó, trên thị trường hợp đồng phái sinh nông sản được giao dịch tại Việt Nam, hợp đồng tương lai đậu tương có thanh khoản cao thứ hai sau hợp đồng tương lai ngô.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐẬU TƯƠNG
Một số yếu tố tác động đến giá đậu tương bao gồm:
- Tình hình sản xuất và xuất khẩu tại Mỹ, Brazil, Argentina:Nếu một trong ba quốc gia lớn này có vấn đề về chính trị, trợ cấp mùa màng, điều kiện thời tiết… thì sẽ có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá đậu tương. Nếu sản lượng đậu tương tại 3 nước này thuận lợi, sản lượng tăng lên, sẽ khiến giá giảm xuống và ngược lại.
- Nhu cầu của Trung Quốc và các thị trường mới nổi:Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành lớn và nhu cầu về hàng hóa nông nghiệp của nước này ngày càng tăng. Tương tự, Ấn Độ và các nước mới nổi ở Châu Phi ngày càng cần nhiều lương thực và nguồn thức ăn chăn nuôi hơn. Nguồn cầu từ các thị trường mới nổi gia tăng sẽ làm tăng giá đậu tương.
- Các sản phẩm thay thế:Nông dân có quyền lựa chọn các loại cây trồng ở từng vụ mùa mỗi năm. Thông thường, nông dân chọn giữa ngô và đậu tương để trồng cho những vụ mùa sau. Nếu trên thị trường, ngô đắt hơn so với đậu tương, nông dân có xu hướng trồng nhiều ngô hơn. Điều này thường dẫn đến nguồn cung đậu tương thiếu hụt từ đó làm cho giá đậu tương tăng cao. Khi giá đậu tương đắt hơn so với ngô thì ngược lại, giá đậu tương sẽ giảm.Ngoài ra, giá dầu đậu tương cũng bị cạnh tranh bởi giá dầu thực vật khác bao gồm dầu từ hạt thầu dầu, hạt cải dầu, hạt lanh và hạt bông.
- Giá đô la Mỹ (USD):Thông thường, giá USD sẽ có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, trong đó có giá đậu tương. Thông qua các dữ liệu quá khứ, giá đậu tương biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng USD. Giá đậu tương có xu hướng giảm khi giá trị của USD tăng lên và ngược lại. Khi giá USD tăng, giá đậu tương của Hoa Kỳ sẽ đắt hơn so với giá đậu tương từ các quốc gia khác, điều này làm cho đậu tương ở Hoa Kỳ ít cạnh tranh hơn với các quốc gia khác.