Hợp đồng tương lai ngô (Mã hàng hóa: ZCE) đầu tiên bắt đầu giao dịch tại CBOT vào năm 1877 và đây là hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Hiện nay, hợp đồng tương lai ngô là loại hợp đồng có mức thanh khoản cao nhất trên thị trường hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch tại Việt Nam.
Ngoài những công dụng quen thuộc như góp mặt trong các sản phẩm lương thực, thực phẩm hàng ngày hoặc làm thức ăn chăn nuôi, ngô còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol, làm chất tạo ngọt, rượu và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chất dẻo, vải sợi…
NƠI TRỒNG
Ngô (hay còn gọi là bắp) là loại ngũ cốc được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.Mùa sinh trưởng của ngô dao động trong khung thời gian rất ngắn, có thể là 3 tháng ở Quebec cho đến 9 tháng ở những khu vực nhiệt đới như Colombia.
Ngô được trồng ở hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ nhưng sản xuất và thu hoạch tập trung ở Trung Tây Hoa Kỳ, được gọi là vành đai ngô. (Vành đai ngô là khu vực nằm ở Trung Tây Hoa Kỳ, cung cấp sản lượng ngô cho toàn Hoa Kỳ).
THU HOẠCH
Tùy vào đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng, thời gian trồng và thu hoạch ngô sẽ khác nhau. Đa số ngô trên thế giới được trồng từ mùa xuân hoặc đầu mùa hè (bắt đầu khoảng tháng 2 – tháng 5 tùy nơi) và được thu hoạch vào mùa thu đông (có thể từ tháng 8 đến tháng 11).
Hình 1: Thời gian trồng và thu hoạch ngô của một số khu vực trên thế giới
Sau khi được thu hoạch từ các nông trại, ngô được vận chuyển bằng xe tải đến các kho tại mỗi khu vực, sau đó sẽ được vận chuyển đến các nơi sử dụng. Ngô còn được xuất khẩu từ nước này sang các nước khác.
CHẾ BIẾN
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ngô, tuy nhiên ba loại phổ biến trên thị trường là: ngô đá, ngô lõm và ngô ngọt.
Ngô mang lại nhiều công dụng trong cuộc sống thường ngày. Ngô là thức ăn chủ yếu cho con người và là thành phần chính của thức ăn chăn nuôi.
Vì có hàm lượng fructose cao nên ngô còn được sử dụng như một chất tạo ngọt để sản xuất xi rô ngô, dầu ngô.
Bên cạnh đó, ngô còn được sử dụng để sản xuất ethanol.Các nhà máy xay khô ở Hoa Kỳ sản xuất ethanol chiếm đến hơn 50% lượng ethanol trên thế giới và xuất khẩu sang đến 50 quốc gia khác. Khoảng một phần ba sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình sản xuất ethanol trở thành thức ăn chăn nuôi, thường ở dạng hạt chưng cất, thức ăn gluten ngô và bột ngô.
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NGÔ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Theo thống kê từ USDA đầu năm 2019, Argentina, Brazil, Ukraine và Hoa Kỳ là các nước xuất khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới, chiếm đến 90% sản lượng ngô xuất khẩu toàn cầu. Argentina là nước xuất khẩu ngô lớn trên thế giới. Sản lượng ngô thu hoạch hằng năm cao trong khi tình hình ngô tiêu thụ nội địa thấp nên Argentina xuất khẩu đến hơn nửa sản lượng ngô thu hoạch.
Hình 2: Top các quốc gia xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới
Các nước trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu để tiêu thụ nội địa. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia là hai nước dẫn đầu về sản lượng ngô nhập khẩu, được dùng chủ yếu cho chăn nuôi. Trong khi ở khu vực Nam Á, Bangladesh là nước dẫn đầu về nhập khẩu ngô, được dùng chủ yếu làm thức ăn cho thủy sản.
Hình 3: Top các quốc nhập khẩu ngô hàng đầu thế giới
Trung Quốc là nước trồng ngô nhiều trên thế giới, tuy nhiên, sản lượng ngô thu hoạch được đều phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Qua phân tích có thể thấy, ngô là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất trên thị trường nông sản. Do đó, trên thị trường phái sinh nông sản, hợp đồng tương lai ngô cũng được giao dịch nhiều nhất. Việc hiểu được các thông tin cơ bản của ngô cũng như sản lượng ngô được phân bổ ở các khu vực trên thế giới sẽ giúp nhà sản xuất và nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng tương lai ngô hiệu quả hơn.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ NGÔ
Một số yếu tố tác động đến giá ngô bao gồm:
Giá đô la Mỹ (USD): Mỹ là nhà xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới và giá của ngô được tính bằng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ mạnh làm giảm giá ngô, trong khi đồng đô la Mỹ yếu sẽ nâng giá lên.
Cân đối cung cầu: Ngô là một loại hàng hóa và chịu tác động của qui luật cung cầu. Nếu lượng cầu trên thị trường cao hơn lượng cung thì giá ngô sẽ tăng lên và ngược lại.
Thời tiết: Những biến đổi thời tiết có thể làm tăng số ngày nắng nóng nghiêm trọng trong mùa sinh trưởng của ngô. Những đợt nắng nóng này có thể làm giảm đáng kể sản lượng và làm tăng giá ngô.
Giá dầu thô: Vì ngô ngày càng được sử dụng nhiều để làm nhiên liệu, nên giá ngô có tương quan cao với giá dầu. Giá dầu thô tăng có thể sẽ làm tăng nhu cầu về nhiên liệu sinh học khi người tiêu dùng chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn.
Nguồn cầu Ethanol: Ngô đang đóng một vai trò ngày càng tăng trong sản xuất ethanol, do đó nhu cầu về phụ gia nhiên liệu này có thể có tác động lớn đến giá ngô. Nếu nhu cầu ethanol ngừng lại, thì thị trường sẽ có nguồn cung ngô dư thừa và giá có thể sẽ giảm xuống.
NHỮNG LỢI ÍCH KHI ĐẦU TƯ NGÔ TẠI SGM
Đối với các nhà sản xuất và kinh doanh ngô
- Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất ngô trong điều kiện bất ổn về giá
- Đảm bảo hơn về đầu ra cho ngô
Đối với các nhà đầu tư
- Có thể chọn tỉ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoản kí quỹ ban đầu nhỏ hơn so với giá trị hợp đồng.
- Không cần bỏ ra số vốn quá nhiều
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro